htc_logo
bia_web1
nha1
nha2
nen1
nen2
nen3
i_home
binh_phuoc
maxresdefault
h00001
h0002
banner-22122020-1
11111
h003
ddaf54305a78a826f1691
db3c895f871775492c063
ba1
ba3

Liên tiếp tại nạn trẻ rơi từ lan can chung cư - Người lớn bất cẩn?

  

Người dân lắp lưới an toàn

Vụ bé gái 4 tuổi rơi từ tầng 24 xuống đất tử vong vào ngày hôm qua (19.4) khiến nhiều người dân không khỏi bàng hoàng. Dù đã có nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng nhưng các sự việc đau lòng vẫn xảy ra.

 Gần đây nhất, ngày 28.2, một bé gái ở ban công căn hộ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) trèo qua lan can, tụt ra phía ngoài và rơi xuống. Rất may, cháu bé được anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, ở Đông Anh) đỡ kịp thời.

 Trước tình trạng này, thực tế, nhiều gia đình sống ở chung cư đã quyết định lắp lưới an toàn tại ban công, cửa sổ trong căn hộ của mình. Đầu tư hơn 1 triệu đồng tiền lắp lưới, chị Phạm Hồng Hạnh (trú tại chung cư Gemek, xã An Khánh, huyện Hoài Đức) cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi làm việc nhà mà không thể trông con.Người dân theo dõi tại hiện trường vụ việc bé gái 4 tuổi rơi từ tầng cao chung cư dẫn đến tử vong. Ảnh: Q.Chi

“Đám trẻ hiếu động và thích chơi tại khu vực hành lang, ban công. Từ khi làm lưới, dù đã bớt lo lắng nhưng tôi vẫn nhắc nhở các cháu hạn chế chơi ở những khu vực này” - chị Hạnh chia sẻ.

Tương tự, gia đình anh Đạt (trú tại chung cư N06, quận Cầu Giấy) thường xuyên nhắc nhở con trai vì nhà trên cao rất khác so với mặt đất, tiềm ẩn rủi ro tai nạn nên không được chơi ở khu vực ban công hay trèo lên cửa sổ phòng học. Anh Đạt cũng lắp tấm lưới chắn toàn bộ khu vực cửa sổ của căn nhà.

Trước đó về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng - khuyến cáo, một công trình khi thiết kế phải đảm bảo an toàn trong việc rơi, ngã nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo cả an toàn phòng cháy chữa cháy.

Theo ông Vũ Ngọc Anh, khu vực ban công, cửa sổ có nhiệm vụ lấy gió, ánh sáng... Đây cũng là khoảng không gian an toàn khi xảy ra hỏa hoạn xuất hiện ở trong nhà hoặc ngoài hành lang. Bởi ở những vị trí này, lực lượng cứu hộ cứu nạn sẽ dễ tiếp cận hiện trường hơn.

“Nếu lắp lưới, khung sắt tại ban công mà kiên cố quá thì cũng cản trở việc thoát hiểm, cứu hộ. Việc này cũng có quy định cụ thể về đảm bảo chiều cao cho phòng cháy chữa cháy” - ông Vũ Ngọc Anh nói.

Người lớn bất cẩn, chủ quan

Cũng liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn cho cư dân sinh sống trên các tầng cao chung cư, đặc biệt các hộ có trẻ nhỏ, trao đổi với Lao Động, bà Trần Ngọc Bích - Ban quản lý chung cư Gardenia (Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - cho hay, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra mà sự cố thường xuất phát từ ban công, lô gia hay cửa sổ, nên những vị trí này các gia đình cần đặc biệt cần quan tâm.

Thực tế, ngoài những nguyên nhân khách quan như chiều cao lan can không đảm bảo yêu cầu, không có tấm lưới chắn an toàn thì sự chủ quan, bất cẩn của người lớn cũng đang là một trong những nguyên nhân khiến cho các vụ việc đau lòng vẫn tiếp tục xảy ra. Trẻ em thường có thói quen tò mò khám phá và leo trèo nên mỗi bậc phụ huynh cần nâng cao cảnh giác, quan sát để bảo đảm an toàn cho trẻ.

Bé gái bò qua lan can và rơi xuống khi bố mẹ đang ra ngoài tiễn khách. Ảnh LN

(Trích từ Báo lao động)

công ty TNHH Dịch vụ quản lý tòa nhà HTC Sài gòn