htc_logo
bia_web1
nha1
nha2
nen1
nen2
nen3
i_home
binh_phuoc
maxresdefault
h00001
h0002
banner-22122020-1
11111
h003
ddaf54305a78a826f1691
db3c895f871775492c063
ba1
ba3

Chuyển hình thức thu quỹ bảo trì chung cư

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết vừa có văn bản số 5311/BC-SXD-QLN&CS “về tình hình quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn năm 2019” có 1.401 chung cư với 2.119 block, chung cư xây dựng trước năm 1975 có 474 chung cư, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng đang được UBND các quận, huyện quản lý và tháo dỡ khi cần thiết.

Riêng các chung cư xây dựng từ sau năm 1975 đến năm 2005 phần lớn có dấu hiệu xuống cấp. Hầu hết các chung cư không có thang máy, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Còn các chung cư từ 2005 đến nay công tác đầu tư xây dựng nhà chung cư còn khá tốt, chủ đầu tư có quan tâm đến chất lượng công trình, tuân thù các quy định về quản lý đầu tư công trình.

Ngoài ra, số lượng nhà chung cư đã và đang thực hiện bàn giao phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư chỉ có 194 chung cư. Tại nhiều chung cư, chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư.

“Ngoài một số lý do khách quan, nhiều chủ đầu tư muốn “ôm” quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý luôn phần kinh phí bảo trì và sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung của cư dân. Một số chung cư đã được thành lập ban quản trị, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị. Từ đó dẫn đến tranh chấp gay gắt giữa cư dân với chủ đầu tư, do chung cư xuống cấp nhưng không có tiền bảo trì”, luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn luật sư TP.HCM nhận định.

Sở Xây dựng kiến nghị điều chỉnh pháp luật để cưỡng chế Chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho Ban quản trị theo hướng các bên khởi kiện tại TAND theo hướng pháp luật về tố tụng dân sự. Đồng thời, kiến nghị bỏ cơ chế chủ đầu tư thu kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện nay quy định chủ tài khoản của ban quản trị chung cư có thể là một hoặc nhiều thành viên đứng tên đồng chủ tài khoản. Nhưng trên thực tế tại nhiều chung cư, tài khoản này chỉ có một người trong ban quản trị làm chủ tài khoản. Điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân.

Do đó, ngoài việc số tiền trên phải được chuyển vào một tài khoản riêng khi chủ đầu tư thu từ khách hàng, luật cũng cần có quy định rõ chủ tài khoản của ban quản trị chung cư phải có từ hai người trở lên làm đồng chủ tài khoản để tránh trường hợp lạm quyền, trục lợi.

ST.

In bài viết
công ty TNHH Dịch vụ quản lý tòa nhà HTC Sài gòn