htc_logo
bia_web1
nha1
nha2
nen1
nen2
nen3
i_home
binh_phuoc
maxresdefault
h00001
h0002
banner-22122020-1
11111
h003
ddaf54305a78a826f1691
db3c895f871775492c063
ba1
ba3

Cấm nuôi chó mèo tại chung cư và vấn đề tôn trọng quyền dân sự

Ở góc độ pháp lý, Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ ngày 10-12-2015) và phụ lục Thông tư 02/2016/TT-BXD đã quy định cấm hành vi chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là gia súc gia cầm lại chưa được ghi nhận chính thức.

Vì thế có chung cư cấm nhưng có nơi do cho rằng chó mèo nuôi làm cảnh không có mục đích kinh doanh hay thực phẩm thì không là gia súc nên chỉ yêu cầu nếu nuôi thì tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường công cộng.

Với Luật chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua ngày 19-11-2018 mặc dù đến ngày 1-1-2020 mới có hiệu lực thi hành nhưng các khái niệm này đã được nêu rõ.

Theo đó, “Gia súc là các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi; Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi”, còn hoạt động chăn nuôi là “nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người”. Với các định nghĩa này, theo tinh thần của Nghị định 99 thì rõ ràng chó mèo nuôi làm cảnh đã chính thức bị cấm.

Tuy nhiên khi định nghĩa gia súc gia cầm đã được minh thị thì một vấn đề nữa lại được đặt ra là liệu cấm nuôi chó mèo bằng một Nghị định như vậy có hoàn toàn hợp pháp và hợp lý hay không. Quyền sở hữu tài sản là quyền con người đã được Hiến định. Bộ luật Dân sự 2015 cũng tái khẳng định ngay tại điều 2 “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Chó mèo là tài sản hợp pháp của công dân nên nếu hạn chế quyền sở hữu bằng một văn bản dưới luật như thế chính là vi hiến và khó thể được chấp nhận đối với một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.

Xét về tính hợp lý, chó mèo hay vật nuôi làm cảnh là bầu bạn đáp ứng nhu cầu tinh thần chính đáng của con người nếu chủ sở hữu tuân thủ đầy đủ các quy tắc an toàn và bảo vệ môi trường, chưa kể đến việc bất khả kiểm tra khi họ chỉ nuôi giữ trong phạm vi nhà mình mà không đem ra ngoài. Họ cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý vật nuôi, nếu ảnh hưởng đến trật tự lợi ích cộng đồng thì đã có các quy định phạt và bồi thường.

Bên cạnh đó Điều 12 Luật Chăn nuôi cũng đã thể hiện rõ tinh thần này khi xác định việc cấm chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư, trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Hà cớ gì cơ quan quản lý nhà nước với vô số việc khác cần làm lại vất vả can thiệp quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của người dân bằng các văn bản dưới luật tuỳ tiện như vậy.

Cách đây không lâu cũng đã từng xảy ra trường hợp tương tự với quy định một người chỉ có quyền đăng ký sở hữu một xe gắn máy được Bộ Công an ban hành. Mong rằng bài học kinh nghiệm cần được rút ra, những tư duy lạc hậu cần sớm được sửa đổi để thực sự đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp. Cần lắm sự tôn trọng nguyên tắc pháp quyền cơ bản đối với dân là được làm tất cả những gì luật không cấm, và nếu đã cấm quyền nào thì nhất định phải cấm bằng luật.

ST

công ty TNHH Dịch vụ quản lý tòa nhà HTC Sài gòn